C.5. Chương trình tạo phân vùng Debian

Vài kiểu chương trình tạo phân vùng đã được làm thích nghi bởi nhà phát triển Debian để hoạt động được trên nhiều kiểu đĩa cứng và kiến trúc máy tính khác nhau. Sau đây có danh sách các chương trình thích hợp với kiến trúc của máy tính này.

partman

Công cụ tạo phân vùng khuyến khích trong Debian. Chương trình này có nhiều khả năng có ích: nó cũng có thể thay đổi kích cỡ của phân vùng, tạo hệ thống tập tin (format [định dạng] trên hệ điều hành Windows) và gán nó vào điểm lắp.

fdisk

Bộ tạo phân vùng Linux gốc, thích hợp với người dùng rất kinh nghiệm.

Hãy cẩn thận nếu bạn có phân vùng kiểu FreeBSD tồn tại trên máy tính. Những hạt nhân cài đặt chứa khả năng hỗ trợ những phân vùng này, nhưng cách đại diện (hay không) của fdisk có thể làm cho tên thiết bị khác biệt. Xem tài liệu Linux và FreeBSD Thế Nào Linux+FreeBSD HOWTO.

cfdisk

Bộ tạo phân vùng đĩa toàn màn hình dễ dàng, thích hợp với phần lớn người.

Ghi chú rằng chương trình cfdisk không hiểu phân vùng kiểu FreeBSD bằng cách nào cả, lại có kết quả là tên thiết bị có thể khác biệt.

Một của những chương trình này sẽ được chạy theo mặc định khi bạn chọn mục trình đơn Phân vùng đĩa (hay tương tự). Có thể sử dụng công cụ tạo phân vùng khác từ dòng lệnh trên VT2, nhưng không khuyên bạn làm như thế.

Hãy ghi nhớ cần phải đánh dấu phân vùng khởi động như là Khởi động được (Bootable).

C.5.1. Phân vùng cho 64-bit PC

Nếu bạn có một hệ điều hành khác đã có, v.d. DOS, Windows hay Mac OSX, và bạn muốn giữ lại hệ điều hành đó trong khi cài đặt Debian, có thể là bạn cần phải thay đổi kích cỡ của phân vùng chứa nó để giải phóng thêm sức chứa trống trên đĩa cho bản cài đặt Debian. Trình cài đặt hỗ trợ chức năng thay đổi kích cỡ của hệ thống tập tin kiểu cả hai FAT và NTFS; khi bạn tới bước phân vùng của tiến trình cài đặt, hãy bật tùy chọn Bằng tay, sau đó đơn giản chọn một phân vùng tồn tại và thay đổi kích cỡ của nó.

BIOS của máy PC thường thêm ràng buộc nữa vào việc tạo phân vùng đĩa. Trên đĩa chỉ chứa được số lượng hạn chế các phân vùng kiểu chínhluận lý. Hơn nữa, đối với BIOS có trước năm 1994–98, BIOS đó chỉ có thể khởi động từ một số nơi riêng trên đĩa. Có thể tìm thêm thông tin trong tài liệu Phân vùng Linux Thế Nào Linux Partition HOWTO, nhưng tiết đoạn này sẽ có tổng quan ngắn để giúp bạn lên kế hoạch cho hầu hết trường hợp.

Phân vùng chính (primary) là lược đồ phân vùng gốc cho đĩa kiểu PC. Tuy nhiên, có thể tạo chỉ bốn phân vùng chính. Để vượt qua sự hạn chế này, phân vùng kiểu đã mở rộng (extended) và hợp lý (logical) đã được phát minh. Bằng cách đặt một của những phân vùng chính là phân vùng đã mở rộng, bạn có khả năng chia nhỏ toàn bộ sức chứa được cấp phát cho phân vùng đó ra nhiều phân vùng hợp lý. Bạn có thể tạo đến 60 phân vùng hợp lý trong mỗi phân vùng đã mở rộng; nhưng mà, mỗi đĩa có thể chứa chỉ một phân vùng đã mở rộng thôi.

Linux hạn chế số phân vùng trên mỗi đĩa thành 255 phân vùng trên đĩa kiểu SCSI (3 phân vùng chính có thể dùng, 252 phân vùng hợp lý) và 63 phân vùng trên đĩa IDE (3 phân vùng chính có thể dùng, 60 phân vùng hợp lý). Tuy nhiên, hệ thống Debian GNU/Linux chuẩn cung cấp chỉ 20 thiết bị cho phân vùng, vì vậy bạn không thể cài đặt trên hơn 20 phân vùng nếu bạn chưa tự tạo một thiết bị dành cho mỗi phân vùng đó.

Trên một đĩa IDE lớn, nếu bạn không sử dụng khả năng đặt địa chỉ LBA (LBA addressing), cũng không sử dụng trình điều khiển phủ (overlay drivers, đôi khi được cung cấp bởi hãng chế tạo đĩa cứng), bạn cần phải để phân vùng khởi động (phân vùng chứa ảnh hạt nhân) trong 1024 hình trụ đầu của đĩa cứng đó (thường là vùng khoảng 524 MB, không có khả năng dịch BIOS).

Sự hạn chế này không có tác động nếu máy tính có BIOS mới hơn năm 1995–98 (phụ thuộc vào hãng chế tạo) hỗ trợ Đặc Tả Hỗ Trợ Ổ Đĩa Tăng Cường (EDDSS). Cả LILO (bộ nạp Linux) lẫn trình xen kẽ của Debian mbr đều phải sử dụng BIOS để đọc hạt nhân từ đĩa vào vùng nhớ RAM. Phát hiện được phần mở rộng truy cập đến đĩa lớn kiểu BIOS int 0x13 thì sử dụng. Không thì giao diện thừa tự truy cập đến đĩa được dùng như là chức năng dự trữ; nó cũng không thể được dùng để định vị trí nào trên đĩa nằm cao hơn hình trụ thứ 1023. Một khi khởi động Linux, kiểu BIOS nào không có tác động và những sự hạn chế này không còn có tác động lại, vì Linux không sử dụng BIOS để truy cập đến đĩa.

Trên đĩa lớn, bạn có thể cần phải sử dụng kỹ xảo dịch hình trụ, mà bạn có thể đặt trong chương trình thiết lập BIOS, như LBA (Logical Block Addressing: định vị khối hợp lý) hay chế độ dịch CHS (Lớn). Thông tin thêm về vấn đề đối với đĩa lớn nằm trong tài liệu đĩa lớn Thế Nào Large Disk HOWTO. Nếu bạn sử dụng lược đồ dịch hình trụ mà BIOS không hỗ trợ các phần mở rộng truy cập đĩa lớn, phân vùng khởi động phải nằm trong vùng đại diện đã dịch của hình trụ thứ 1024.

Phương pháp khuyến khích để đạt cấu hình này là tạo một phân vùng nhỏ (25–50 MB nên là đủ) tại đầu của đĩa, để được dùng là phân vùng khởi động, rồi tạo các phân vùng khác được muốn trong vùng còn lại. Phân vùng khởi động này cần phải được gắn kết vào /boot, vì đó là thư mục nơi (các) hạt nhân Linux sẽ được cất giữ. Cấu hình này sẽ hoạt động được trên mọi hệ thống, bất chấp dùng LBA hay khả năng dịch CHS đĩa lớn, và bất chấp BIOS hỗ trợ các phần mở rộng truy cấp đĩa lớn.