4.5. Chuẩn bị tập tin để khởi động qua mạng TFTP

Nếu máy tính của bạn có kết nối đến mạng cục bộ, bạn có thể có khả năng khởi động qua mạng từ máy khác bằng TFTP. Nếu bạn định khởi động hệ thống cài đặt từ máy khác, cần phải để các tập tin khởi động vào vị trí dứt khoát trên máy đó, cũng cấu hình máy đó để hỗ trợ khả năng khởi động máy tính riêng của bạn.

Bạn cần phải thiết lập một trình phục vụ TFTP, và cho nhiều máy cũng cần một trình phục vụ DHCP, hay trình phục vụ BOOTP.

BOOTP là một giao thức IP báo máy tính biết địa chỉ IP của chính nó và nơi trên mạng có thể lấy ảnh khởi động.

Giao thức truyền tập tin không đáng kể (TFTP) được dùng để phục vụ ảnh khởi động cho ứng dụng khách. Về lý thuyết có thể sử dụng bất kỳ trình phục vụ nào trên bất kỳ nền tảng nào mà thực hiện những giao thức này. Những lời thí dụ trong tiết đoạn này sẽ cung cấp lệnh riêng cho hệ điều hành SunOS 4.x, SunOS 5.x (cũng tên Solaris), và GNU/Linux.

[Ghi chú] Ghi chú

Đối vơi một trình phục vụ Debian GNU/Linux, chúng tôi khuyến khích tftpd-hpa. Nó được tạo bởi cùng một tác giả với bộ nạp khởi động syslinux thì ít nhất có thể gây ra vấn đề. Một sự chọn tốt khác là atftpd.

4.5.1. Thiết lập trình phục vụ DHCP

Một trình phục vụ DHCP phần mềm tự do là dhcpd ISC. Đối với Debian GNU/Linux, gói isc-dhcp-server khuyến khích. Đây là một tập tin cấu hình mẫu cho nó (xem /etc/dhcp/dhcpd.conf):

option domain-name "mẫu.com";
option domain-name-servers ns1.mẫu.com;
option subnet-mask 255.255.255.0;
default-lease-time 600;
max-lease-time 7200;
server-name "tên_máy_phục_vụ";

subnet 192.168.1.0 netmask 255.255.255.0 {
  range 192.168.1.200 192.168.1.253;
  option routers 192.168.1.1;
}

host tên_máy_khách {
  filename "/tftpboot.img";
  server-name "tên_máy_phục_vụ";
  next-server tên_máy_phục_vụ;
  hardware ethernet 01:23:45:67:89:AB;
  fixed-address 192.168.1.90;
}

[option			tùy chọn
domain-name		tên miền
domain name servers	các máy phục vụ tên miền
subnet-mask		mặt nạ mạng phụ
default-lease-time		thời gian thuê mặc định
max-lease-time	thời gian thuê tối đa
server-name		tên máy phục vụ
subnet			mạng phụ
netmask			mặt nạ mạng
range			phạm vị
routers			các bộ định tuyến
host				máy (hỗ trợ)
filename			tên tập tin
hardware ethernet	Ethernet phần cứng
fixed-address		địa chỉ cố định]

Trong lời thí dụ này, có một máy phục vụ tên tên_máy_phục_vụ mà làm mọi công việc của trình phục vụ DHCP, trình phục vụ TFTP và cổng ra mạng. Bình thường, bạn sẽ cần phải thay đổi những tùy chọn tên miền (domain-name), cũng như tên máy phục vụ (server-name) và địa chỉ phần cứng (hardware address) của máy khách. Tùy chọn filename (tên tập tin) nên là tên tập tin sẽ được lấy thông qua TFTP.

Sau khi bạn chỉnh sửa tập tin cấu hình của trình nền dhcpd, hãy khởi chạy lại nó bằng lệnh /etc/init.d/dhcpd3-server restart.

4.5.1.1. Bật khả năng khởi động PXE trong cấu hình DHCP

Đây là một mẫu dhcp.conf khác, dùng phương pháp môi trường thực hiện tiền khởi động (PXE) của giao thức TFTP. [Chú thích đã được dịch trong mẫu này.]

option domain-name "mẫu.com";

default-lease-time 600;
max-lease-time 7200;

allow booting;
allow bootp;

# Cần phải sửa đổi đoạn văn này để thích hợp với trường hợp của bạn
subnet 192.168.1.0 netmask 255.255.255.0 {
  range 192.168.1.200 192.168.1.253;
  option broadcast-address 192.168.1.255;
# địa chỉ cổng ra mà có thể là khác
# (v.d. truy cập Mạng)
  option routers 192.168.1.1;
# xác định DNS cần dùng
  option domain-name-servers 192.168.1.3;
}

group {
 next-server 192.168.1.3;
 host tftpclient {
# địa chỉ phần cứng của máy khách TFTP
  hardware ethernet  00:10:DC:27:6C:15;
  filename "pxelinux.0";
 }
}

Ghi chú rằng để khởi động cách PXE, tên tập tin khách pxelinux.0 là bộ nạp khởi động, không phải là ảnh hạt nhân (xem Phần 4.5.4, “Xác định vị trí của ảnh TFTP” bên dưới).

If your machine uses UEFI to boot, you will have to specify a boot loader appropriate for UEFI machines, for example

group {
  next-server 192.168.1.3;
  host tftpclient {
# tftp client hardware address
  hardware ethernet  00:10:DC:27:6C:15;
  filename "debian-installer/amd64/bootnetx64.efi";
 }
}

4.5.2. Thiết lập trình phục vụ BOOTP

Có hai trình phục vụ BOOTP sẵn sàng cho GNU/Linux. Trình thứ nhất là bootpd CMU. Trình thứ hai thật là một trình phục vụ DHCP: dhcpd ISC. Trong Debian GNU/Linux hai trình này nằm trong góibootpisc-dhcp-server riêng từng cái.

Để sử dụng bootpd CMU, trước tiên bạn cần phải bỏ ghi chú (hay thêm) dòng tương ứng trong trong tập tin cấu hình /etc/inetd.conf. Dưới hệ điều hành Debian GNU/Linux, bạn có khả năng chạy lệnh update-inetd --enable bootps, rồi /etc/init.d/inetd reload để làm như thế. Trong trường hợp trình phục vụ BOOTP của bạn không chạy Debian được, dòng đó nên hình như:

bootps  dgram  udp  wait  root  /usr/sbin/bootpd  bootpd -i -t 120

Sau đó, bạn cần phải tạo một tập tin /etc/bootptab. Nó có cùng một dạng thức thường và khó hiểu với những tập tin printcap, termcapdisktab của BSD. Xem trang hướng dẫn (man) bootptab để tìm thông tin thêm. Đối với tiến trình bootpd, bạn cần phải biết địa chỉ phần cứng (địa chỉ MAC) của máy khách. Đây là một tập tin /etc/bootptab thí dụ :

client:\
  hd=/tftpboot:\
  bf=tftpboot.img:\
  ip=192.168.1.90:\
  sm=255.255.255.0:\
  sa=192.168.1.1:\
  ha=0123456789AB:

Bạn cần phải thay đổi ít nhất tùy chọn ha, mà xác định địa chỉ phần cứng của máy khách. Tùy chọn bf xác định tập tin máy khách cần lấy bằng TFTP; xem Phần 4.5.4, “Xác định vị trí của ảnh TFTP” để tìm chi tiết.

Mặt khác, tiến trình thiết lập BOOTP bằng dhcpd ISC vẫn rất dễ dàng, vì nó thấy các ứng dụng khách BOOTP là ứng dụng khách DHCP kiểu hơi đặc biệt. Một số kiến trúc nào đó yêu cầu một cấu hình phức tạp để khởi động ứng dụng khách thông qua BOOTP. Nếu máy của bạn có kiến trúc như thế, hãy đọc tiết đoạn Phần 4.5.1, “Thiết lập trình phục vụ DHCP”. Khác thì rất có thể là bạn đơn giản cần thêm chỉ thị allow bootp (cho phép BOOTP) vào khối cấu hình dành cho mạng phụ chứa máy chạy ứng dụng khách đó trong tập tin /etc/dhcp/dhcpd.conf, sau đó khởi chạy lại trình nền dhcpd bằng câu lệnh /etc/init.d/isc-dhcp-server restart.

4.5.3. Bật chạy trình phục vụ TFTP

Để chuẩn bị trình phục vụ TFTP, trước tiên bạn nên đảm bảo rằng tftpd được hiệu lực.

Trong trường hợp của tftpd-hpa, có hai phương pháp chạy dịch vụ. Nó có thể được khởi chạy theo yêu cầu bởi trình nền inetd của hệ thống, hoặc nó có thể được thiết lập để chạy như là một trình nền độc lập. Phương pháp này được chọn khi gói được cài đặt, và lúc nào cũng có thể được thay đổi bằng cách cấu hình lại gói đó.

[Ghi chú] Ghi chú

Trong quá khứ, máy phục vụ TFTP đã dùng /tftpboot như là thư mục từ đó cần phục vụ ảnh. Tuy nhiên, các gói Debian GNU/Linux có thể sử dụng thư mục khác để tuân theo Tiêu Chuẩn Phân Cấp Hệ Thống Tập Tin (FHS). Chẳng hạn, tftpd-hpa theo mặc định sử dụng thư mục /srv/tftp. Có lẽ bạn cần phải điều chỉnh những mẫu cấu hình trong phần này một cách tương ứng.

Tất cả các sự chọn in.tftpd khác sẵn sàng trong Debian thì nên ghi lưu các yêu cầu TFTP vào sổ theo dõi hệ thống theo mặc định. Một số điều cũng hỗ trợ một đối số -v để tăng mức chi tiết của kết xuất. Khuyên bạn kiểm tra các thông điệp ghi lưu này trong trường hợp gặp vấn đề khởi động, vì sổ theo dõi là một điểm bắt đầu hữu ích để chẩn đoán nguyên nhân của lỗi.

4.5.4. Xác định vị trí của ảnh TFTP

Sau đó, hãy để ảnh khởi động TFTP cần thiết (như được tìm trong Phần 4.2.1, “Tìm ảnh cài đặt ở đâu”) vào thư mục ảnh khởi động của trình nền tftpd. Có lẽ bạn cần phải tạo một liên kết từ tập tin đó đến tập tin mà tftpd sẽ sử dụng để khởi động máy khách riêng. Tiếc là tên tập tin được quyết định bởi máy khách TFTP, và chưa có tiêu chuẩn mạnh nào.

For PXE booting, everything you should need is set up in the netboot/netboot.tar.gz tarball. Simply extract this tarball into the tftpd boot image directory. Make sure your dhcp server is configured to pass pxelinux.0 to tftpd as the filename to boot. For UEFI machines, you will need to pass an appropriate EFI boot image name (such as /debian-installer/amd64/bootnetx64.efi).