Chú ý: Tài liệu gốc mới hơn bản dịch này.

Giới thiệu về Debian

Debian là gì?

Dự án Debian là một tổ chức gồm các cá nhân có cùng chung mục tiêu tạo nên một hệ điều hành tự do. Hệ điều hành mà chúng tôi tạo ra được gọi là Debian.

Hệ điều hành là một tập hợp các tiện ích và các chương trình cơ bản giúp máy tính hoạt động. Phần cốt lõi của một hệ điều hành chính là hạt nhân. Nhân là thành phần cốt yếu nhất bên trong máy tính và nó thực hiện tất cả các nhiệm vụ cơ bản và còn giúp khởi động các chương trình khác.

Hiện tại các hệ thống Debian sử dụng nhân Linux hoặc nhân FreeBSD. Linux là một phiên bản phần mềm được viết đầu tiên bởi Linus Torvalds và tiếp sau đó được hỗ trợ bởi hàng ngàn lập trình viên trên toàn thế giới. FreeBSD là một hệ điều hành bao gồm một nhân và phần mềm khác.

Tuy nhiên, đang tiến hành các công việc để cung cấp Debian cho các nhân khác, chủ yếu cho Hurd. Hurd là một tập hợp các máy chủ chạy trên các vi nhân (chẳng hạn như Mach) để thực hiện các tính năng khác nhau. Hurd là phần mềm tự do được sản xuất bởi dự án GNU.

Phần lớn các công cụ cơ bản được đưa vào hệ điều hành đều xuất phát từ dự án GNU; do đó mới được gọi là: GNU/Linux, GNU/kFreeBSD, và GNU/Hurd. Các công cụ này đều miễn phí.

Tất nhiên, điều mà mọi người muốn là một phần mềm ứng dụng: các chương trình giúp họ hoàn thành những gì họ muốn, từ chỉnh sửa tài liệu đến điều hành kinh doanh rồi chơi trò chơi và cả viết thêm nhiều phần mềm khác. Debian có hơn 59000 gói (phần mềm được biên dịch sẵn và được đóng gói theo định dạng chuẩn giúp bạn dễ dàng cài đặt trên máy tính), bộ quản lý gói (APT), và các tiện ích khác có thể giúp quản lý hàng ngàn gói phần mềm trên hàng ngàn máy tính với cách cài đặt hết sức dễ dàng như cài đặt một ứng dụng đơn giản. Tất cả đều miễn phí.

Tương tự một tòa tháp, móng tháp chính là hạt nhân. Trên đó là các công cụ cơ bản. Kế đến là tất cả phần mềm chạy trên máy tính. Và đỉnh tháp chính là Debian — được cơ cấu tổ chức chặt chẽ và bố trí phù hợp để tất cả cùng vận hành ăn khớp với nhau.

Tất cả đều miễn phí?

Có lẽ bạn đang tự hỏi: tại sao mọi người lại dành nhiều thời gian của bản thân ra để viết phần mềm, đóng gói kỹ lưỡng, và sau đó lại đem cho đi? Câu trả lời cũng đa dạng như số người đóng góp vậy. Một số người thích giúp đỡ người khác. Số khác viết chương trình với mục đích để tìm hiểu thêm về máy tính. Và ngày càng nhiều người tìm cách tránh sự lạm phát giá phần mềm. Một số đông góp lời cảm ơn vì tất cả các phần mềm miễn phí hữu ích mà họ nhận được từ những người khác. Nhiều người trong giới học thuật tạo ra phần mềm miễn phí để giúp đưa các kết quả nghiên cứu của họ vào sử dụng rộng rãi hơn. Các doanh nghiệp giúp duy trì phần mềm miễn phí để họ có tiếng nói trong việc phát triển nó -- muốn có được tính năng mới thì không có cách nào nhanh hơn ngoài cách tự mình thực hiện! Tất nhiên, rất nhiều người trong chúng ta thấy vui thú với điều này!

Debian cam kết miễn phí các phần mềm mà chúng tôi nghĩ rằng nó sẽ có ích nếu cam kết đó đã được chính thức hóa bằng một văn bản. Do vậy, khế ước xã hội của chúng tôi ra đời.

Mặc dù Debian tin tưởng vào phần mềm tự do, nhưng có những trường hợp người ta muốn hoặc cần phải cài đặt các phần mềm không tự do vào máy của họ. Bất cứ khi nào có thể, Debian sẽ hỗ trợ việc này. Thậm chí có một số lượng lớn các gói mà nhiệm vụ duy nhất của chúng là cài đặt phần mềm không tự do vào hệ thống Debian.

Bạn nói miễn phí, nhưng đĩa CD hay băng thông lại tốn tiền!

Bạn có thể đang thắc mắc là: Nếu phần mềm miễn phí, thì tại sao tôi phải trả tiền đĩa CD cho nhà cung cấp, hoặc phải chi trả cho nhà cung cấp ISP để tải về?

Khi mua một đĩa CD, nghĩa là bạn đang trả tiền cho thời gian của một ai đó, vốn bỏ ra để mua các ổ đĩa, và rủi ro (trong trường hợp họ không bán được hết). Nói cách khác, bạn đang trả tiền cho một phương tiện vật lý được sử dụng để phân phối phần mềm, chứ không phải trả tiền mua phần mềm.

Khi dùng từ "free", chúng ta đang đề cập đến phần mềm tự do, chứ không phải là miễn phí. Bạn có thể đọc thêm tại "Lý giải của chúng tôi về phần mềm tự do"Tổ chức phần mềm tự do nói gì về chủ đề này.

Hầu hết phần mềm đều trị giá hơn 100$. Sao lại cho không?

Một câu hỏi hay hơn là làm thế nào để các công ty phần mềm xoay sở với chi phí quá lớn? Phần mềm không giống như làm ra một chiếc xe hơi. Một khi bạn tạo ra một bản sao của phần mềm, chi phí sản xuất thêm triệu bản nữa chỉ là con số nhỏ (đó là lý do vì sao Microsoft có nhiều tỷ đôla trong ngân hàng).

Hãy nhìn theo một cách khác: nếu bạn có sẵn một nguồn cung cấp cát vô tận ở ngay trong chính sân nhà thì bạn có thể sẵn sàng đem cho đi. Dù rằng, việc bỏ ra chi phí chuyên chở đến người khác sẽ bị coi là ngốc nghếch. Bạn sẽ khiến họ tự đến và lấy (tương đương với việc tải về từ mạng) hoặc họ có thể trả tiền cho người khác để họ mang đến tận nơi (tương đương với việc mua một đĩa CD). Đây chính là cách Debian hoạt động và cũng là lý do tại sao hầu hết các đĩa CD/DVD đều rẻ như vậy (chỉ khoảng 12 USD cho 4 đĩa DVD).

Debian không kiếm tiền bằng cách bán đĩa CD. Trong khi đó, các chi phí như đăng ký tên miền và phần cứng lại cần tiền để chi trả. Vì vậy, chúng tôi khuyến cáo các bạn nên mua đĩa CD từ những nhà cung cấp đĩa CD của chúng tôi để quyên góp một phần cho Debian.

Phần cứng nào được hỗ trợ?

Debian sẽ chạy trên hầu hết các máy tính cá nhân, bao gồm cả các dòng máy cũ. Mỗi phiên bản mới của Debian thường hỗ trợ một lượng lớn các kiến trúc máy tính. Về danh sách đầy đủ các dòng máy tính được hỗ trợ, vui lòng tham khảo tài liệu dành cho phiên bản ổn định.

Hầu như tất cả các phần cứng phổ biến đều được hỗ trợ. Nếu bạn muốn chắc chắn rằng tất cả các thiết bị kết nối với máy tính của bạn đều được hỗ trợ, vui lòng xem trang wiki DebianOn.

Có một số công ty khiến việc hỗ trợ khó khăn vì không phát hành chi tiết kỹ thuật cho phần cứng của họ. Điều này nghĩa là có khả năng bạn không thể sử dụng phần cứng của họ với hệ điều hành GNU/Linux. Một số công ty cung cấp các trình điều khiển không tự do, nhưng đó chính là vấn đề bởi vì các công ty có thể sau đó ngừng kinh doanh hoặc ngừng hỗ trợ cho phần cứng bạn dùng. Chúng tôi khuyến cáo bạn chỉ nên mua phần cứng từ các nhà sản xuất cung cấp các trình điều khiển tự do cho sản phẩm của họ.

Tôi đang tìm thêm thông tin.

Bạn có thể tham khảo các câu hỏi thường gặp của chúng tôi.

Tôi vẫn chưa thấy thuyết phục.

Đừng tin vào lời của chúng tôi - bạn hãy tự trải nghiệm Debian. Giờ đây khi giá thành dung lượng ổ cứng hạ, bạn có thể lưu trữ khoảng 2GB. Nếu bạn không muốn hoặc không cần máy tính có môi trường đồ họa thì chỉ cần 600MB là đủ. Rất dễ dàng cài đặt Debian ở dung lượng thêm này và có thể tồn tại song song với hệ điều hành hiện tại của bạn. Nếu về sau bạn cần nhiều dung lượng hơn, bạn đơn giản chỉ cần xóa một trong các hệ điều hành (và sau khi bạn thấy được sức mạnh của hệ thống Debian, chúng tôi tin rằng bạn sẽ không xóa Debian đâu).

Việc thử nghiệm một hệ điều hành mới đồng nghĩa rằng bạn sẽ mất một ít thời gian quý báu của bản thân, do đó việc bạn quan ngại cũng là điều dễ hiểu. Vì lý do này, chúng tôi đã biên soạn một danh sách các ưu và khuyết điểm của Debian. Nó sẽ giúp bạn quyết định xem liệu có đáng không. Chúng tôi hy vọng bạn sẽ đánh giá cao sự trung thực và thẳng thắn của chúng tôi.

Làm thế nào để cài đặt Debian?

Cách phổ biến nhất để cài đặt Debian là dùng đĩa CD, bạn có thể mua đĩa với giá niêm yết tại một trong số nhiều nhà cung cấp CD của chúng tôi. Nếu bạn có đường truyền Internet ổn định, bạn có thể tải về và cài đặt Debian qua Internet.

Vui lòng xem Trang thông tin của chúng tôi về cách cài đặt Debian để biết thêm thông tin.

Tôi không thể tự cài đặt. Làm thế nào để được hỗ trợ?

Bạn có thể tìm thấy hướng dẫn bằng cách đọc các tài liệu có sẵn trên trang thông tin điện tử và cả trong các gói mà bạn có thể cài đặt trên hệ thống của bạn. Bạn cũng có thể liên hệ chúng tôi qua các nhóm thư hoặc sử dụng IRC. Thậm chí có thể thuê một tư vấn viên để thực hiện việc này.

Vui lòng xem trang tài liệuhỗ trợ của chúng tôi để biết thêm thông tin.

Vậy rốt cuộc bạn là ai?

Debian được tạo ra bởi hàng ngàn nhà phát triển tích cực trải rộng trên khắp thế giới những người làm tình nguyện vào thời gian rảnh rỗi của họ. Rất ít người trong số đó biết mặt nhau. Giao tiếp chủ yếu thông qua thư điện tử (bó thư tại lists.debian.org) và IRC (kênh Debian tại irc.debian.org).

Debian có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Để biết thêm thông tin cụ thể về Debian, xin vui lòng truy cập góc của các nhà phát triển.

Danh sách đầy đủ các thành viên chính thức Debian có thể được tìm thấy tại nm.debian.org, nơi quản lý tư cách hội viên. Danh sách những người đóng góp cho Debian có thể được tìm thấy tại contributors.debian.org.

Ai sử dụng Debian?

Mặc dù chưa có thống kê chính xác (vì Debian không yêu cầu người dùng đăng ký), nhưng bằng chứng khá rõ là Debian được sử dụng bởi một loạt các tổ chức lớn nhỏ, cũng như hàng ngàn cá nhân. Xem trang thông tin ai đang dùng Debian? để nắm danh sách các tổ chức danh tiếng đã chia sẻ đôi lời về cách thức và lý do họ sử dụng Debian.

Debian đã bắt đầu như thế nào?

Debian được bắt đầu vào tháng 8 năm 1993 bởi Ian Murdock, là một bản phân phối mới được thực hiện một cách công khai, theo tinh thần của Linux và GNU. Debian được sắp đặt kỹ lưỡng và chu toàn, được bảo trì và hỗ trợ với chế độ tương tự. Bắt đầu từ một nhóm các hacker phần mềm tự do quy mô nhỏ nhưng chặt chẽ và dần dần phát triển thành nhóm lớn, một cộng đồng có tổ chức gồm nhiều nhà phát triển và người dùng. Xem lịch sử chi tiết.

Như nhiều người đã hỏi, Debian được phát âm /ˈde.bi.ən/. Nó xuất phát từ sự kết hợp tên của người tạo ra Debian, Ian Murdock, và vợ ông là Debra.